9 con số quan trọng để bạn hiểu hơn về những ứng viên

Với con số này, bạn có thể thấy hầu hết các công ty đều không đưa phản hồi sau khi từ chối ứng viên. Đây chính là cơ hội để bạn chiếm lấy ưu thế trên thị trường tuyển dụng.

Ngày càng có nhiều công ty tập trung vào thương hiệu tuyển dụng. Năm 2014 chỉ có 58% các nhà quản lý trong lĩnh vực thu hút nhân tài cho rằng thương hiệu tuyển dụng là ưu tiên hàng đầu, thì đến năm 2015, con số này đã lên đến 62%.

Với vai trò là nhà tuyển dụng, một trong những cách tốt nhất để nâng tầm thương hiệu tuyển dụng đó chính là tạo trải nghiệm tuyệt vời cho ứng viên, dù họ có được tuyển hay không. Thông thường trong một năm có đến cả hàng ngàn người ứng tuyển vào một công ty. Cách bạn đối xử với ứng viên ảnh hưởng rất lớn đến việc mọi người nghĩ như thế nào về việc đầu quân vào công ty của bạn.

Dưới đây là chín con số thống kê giúp bạn vạch chiến lược để tạo trải nghiệm tuyệt vời đến với ứng viên:

1. 69% ứng viên muốn tìm hiểu về trách nhiệm công việc sẽ đảm nhận.

Đối với ứng viên, những công việc chính cần đảm nhận còn quan trọng hơn cả mức lương (52%), văn hóa công ty (45%) và cấp trên quản lý (33%). Vì thế, hãy khởi động đúng đắn ngay từ lần đầu liên hệ với ứng viên bằng cách trao đổi rõ ràng những nhiệm vụ của vị trí.

2. 83% ứng viên cho rằng trải nghiệm phỏng vấn tiêu cực có thể khiến họ thay đổi suy nghĩ về vị trí tuyển dụng.

Buổi phỏng vấn chính là cơ hội ‘đắt giá’ để đánh giá liệu ứng viên có phù hợp hay không, và cũng là thời điểm ‘được ăn cả, ngã về không” đối với thương hiệu tuyển dụng của công ty và khả năng bạn thu hút nhân tài. Hãy nhớ rằng, đây là cuộc đối thoại hai chiều, và bạn nên làm những điều bạn có thể để mang trải nghiệm tuyệt vời đến ứng viên.

3. 53% ứng viên cho rằng buổi phỏng vấn quan trọng nhất là khi phỏng vấn với nhà quản lý trực tiếp.

Buổi phỏng vấn với người quản lý tương lai có sức ảnh hưởng lớn nhất với việc ứng viên cảm thấy thế nào về công ty. Hãy đào tạo những nhà quản lý trong công ty của bạn để họ tạo được trải nghiệm thật tuyệt vời trong buổi phỏng vấn, cũng như giải đáp những thắc mắc của ứng viên.

4. 49% ứng viên cho rằng trong buổi phỏng vấn, phần trả lời các câu hỏi họ đặt ra là quan trọng nhất.

Đây chính là đáp án được lựa chọn nhiều nhất trong câu hỏi điều gì quan trọng nhất với ứng viên trong buổi phỏng vấn. Đáp án này được lựa chọn nhiều hơn cả việc nhận được phản hồi sau phỏng vấn (47%), được trò chuyện với các nhà lãnh đạo trong công ty (46%) và trải nghiệm văn hóa công ty (41%).

5. 77% ứng viên muốn được nghe tin vui qua điện thoại.

Nếu bạn có tin vui để thông báo đến ứng viên, chẳng hạn như họ lọt vào vòng phỏng vấn tiếp theo, họ được nhận lời mời tuyển dụng, hãy thông báo qua điện thoại. Ứng viên sẽ thích lắm đấy.

6. 65% ứng viên muốn biết tin không hay qua email.

Ngược lại, nếu bạn có tin không vui cần thông báo, thường gặp nhất là khi ứng viên không được tuyển dụng, hãy thông báo qua email. Chỉ trong trường hợp ứng viên đã bỏ ra nhiều thời gian để phỏng vấn với bạn thì một cuộc trò chuyện qua điện thoại để thông báo kết quả có thể sẽ phù hợp hơn.

7. 59% ứng viên mong được bạn thông báo khi có tin cập nhật mới.

Chúng tôi đã đặt một câu hỏi mở với 20,000 ứng viên với nội dung điều gì khiến bạn khó chịu nhất về cách tuyển dụng của các công ty. Một trong những câu trả lời phổ biến nhất đó là ứng viên cảm thấy các nhà tuyển dụng không cập nhật đầy đủ thông tin khi cân nhắc ứng viên cho vị trí tuyển dụng.

Các ứng viên mong muốn được nghe thông tin cập nhật thường xuyên từ phía nhà tuyển dụng, không phải chỉ khi thông báo được nhận việc hay bị từ chối. Kinh nghiệm cho thấy nhà tuyển dụng nên liên hệ với ứng viên ít nhất một lần mỗi tuần để cập nhật về quy trình tuyển dụng.

8. 94% ứng viên muốn được biết nhận xét về buổi phỏng vấn khi họ bị từ chối.

Nếu ứng viên phỏng vấn và không được nhận làm việc, hãy cho họ lí do. Mấu chốt ở đây là tập trung vào những nhận xét mang tính xây dựng, ví dụ như ứng viên chưa có đầy đủ các kỹ năng bạn đang tìm kiếm, hoặc chưa tìm hiểu kỹ càng về công ty.

9. Chỉ có 41% ứng viên nhận được nhận xét về buổi phỏng vấn sau khi bị từ chối.

Với con số này, bạn có thể thấy hầu hết các công ty đều không đưa phản hồi sau khi từ chối ứng viên. Đây chính là cơ hội để bạn chiếm lấy ưu thế trên thị trường tuyển dụng.

Nếu như bạn đưa ra những nhận xét ý nghĩa, mang tính xây dựng (một lần nữa, như ở mục số sáu, bạn nên thông báo qua email), ứng viên sẽ rất cảm kích. Với khảo sát này, chúng tôi phát hiện rằng khả năng ứng viên dễ dàng cân nhắc vào làm việc cho công ty trong tương lai tăng gấp bốn lần nếu họ nhận được phản hồi mang tính xây dựng khi bị từ chối.

Kết hợp các yếu tố

Với vai trò là nhà tuyển dụng, có nhiều điều về thương hiệu tuyển dụng của công ty mà bạn không thể kiểm soát. Nhưng điều bạn có thể hoàn toàn kiểm soát đó chính là cách bạn đối xử với ứng viên mỗi ngày. Nếu bạn đối xử họ tốt, họ sẽ luôn ghi nhớ, từ đó tạo dựng những hiệu ứng tích cực lâu dài đến cách mọi người nhìn nhận khi quyết định làm việc tại công ty của bạn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *